Truyền thống và kế thừa

Đầu thế kỷ XX vào những năm 40 (Thế chiến thứ 2), người Pháp đã nhận thấy được khí hậu và thổ nhưỡng của vùng đất Bảo Lộc rất thích hợp để trồng và phát triển cây trà nên họ đã lập ra nhiều đồn điền trà rộng lớn. Kèm theo đó họ đã thành lập nên một trung tâm khảo cứu nông nghiệp là Ferme de Colonisation Francais tại Bảo Lộc (Sau này đổi thành TRUNG TÂM THỰC NGHIỆM NÔNG SẢN BẢO LỘC) trực thuộc Viện Khảo cứu Nông-Lâm Đông Dương để nghiên cứu trồng cây trà.

Thế Hệ Thứ Nhất (1945 – 1975):

Năm 1945 gia đình Ông Lại Thế Liêm được thừa hưởng kỹ thuật trồng và chăm sóc trà khi được làm ở Sở Thực Nghiệm, nên đã quyết định chọn cây trà để trồng và phát triển ở mảnh đất này.

Đến năm 1975, diện tích canh tác của gia đình lên đến 100 ha, gồm 60 ha trà tại Sở Kim Điền ở xã Lộc Nga dọc theo quốc lộ 20 thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng), 40 ha trà ở xã Lộc Sơn

Thế Hệ Thứ Hai (2000 – 2020)

Vào những năm 90, Nhà Nước mở cửa cho phép người nước ngoài đầu từ vào Việt Nam. Năm 1994 các giống trà Ô Long được các doanh nhân Đài Loan du nhập vào vùng đất Lâm Đồng. Họ đã nghiên cứu trồng và phát triển giống trà này và nhận được kết quả rất tốt, ngay cả khi trồng trên đất Bô Xít.

Lúc ấy giống trà Ô Long và cách chế biến đều mới đối với người dân Bảo Lộc, nên giống và công nghệ sản xuất đều nhu nhập từ Đài Loan về. Vào thời điểm đó đã số các công ty chế biến chè Ô Long là của các doanh nhân Đài Loan.

Qua tiếp cận với cách trồng và chế biến các giống trà mới này, Ông Lại Thế Cần ( con ông Lại Thế Liêm) với nghiệp trà sẵn có, thấy đây là loại trà có nhiều ưu điểm về chất lượng và giá trị, cộng với chính sách cởi mở của Nhà Nước lúc bấy giờ nên đã quyết định đầu tư vào sản xuất và chế biến trà Ô Long tại xã Lộc Quảng, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng. Với hơn 50 ha đất canh tác trà vào năm 2000 ( gồm các giống trà: Kim Huyên, Thúy Ngọc và Tứ Quý Xuân). Đến năm 2009, Công Ty TNHH Tam Dương được thành lập với mục đích xây dựng nhà máy chế biến trà Ô Long để xuất khẩu với công suất trung bình 150 tấn/ năm.

Thế Hệ Thứ Ba (2021 – tới nay):

Năm 2020 Công Ty Tam Dương đã đi vào hoạt động ổn định, cả bốn người con (Quỳnh Dao, Cảnh , Quang, Phú) đều nối gót nghề truyền thống của gia đình, điều hành công ty và tiếp tục phát triển mở rộng, xây thêm nhà máy mới  (diện tích 5.000 m2 bên cạnh nhà máy sẵn có) để sản xuất thêm các sản phẩm trà cho thị trường tiêu thụ nội địa (trà túi lọc, trà Đông Phương Mỹ Nhân, nguyên liệu trà sữa … ). 

Với bề dày kinh nghiệm và truyền thống sản xuất trà của mình, công ty Tam Dương lựa chọn nguyên liệu để làm nên các thành phẩm là trà Ô long, công suất trung bình 20 tấn thành phẩm/tháng. Đặc biệt là các dòng sản phẩm trà ô long cao cấp như: trà ô long Gaba, trà Kim Huyên, trà Tứ Quý… đa số là đang xuất khẩu tại các thị trường chính hiện nay là Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản và Nga.

Là một người gìn giữ truyền thống làm trà ở vùng đất B’Lao, Bà Lại Thị Quỳnh Dao với sứ mệnh nâng tầm ngành sản xuất trà ở Việt Nam, mang đến hương vị nguyên bản thời thượng đến với mọi đối tượng nên đã quyết định đầu tư và thành lập Công Ty TNHH Trà Kim Điền (KIDI TEA). Với tầm nhìn sẽ trở thành thương hiệu trà có hương vị được yêu thích hàng đầu ở Việt Nam.